Japan Embassy

Header

Không từ bỏ sự nghiệp nghiên cứu tại Nhật Bản Mở cánh cửa đến với thế giới vật liệu lượng tử

Nguyễn Tuấn Hưng
Tiến sĩ Vật lý

Nguyễn Tuấn Hưng

Đã 9 năm kể từ khi Tiến sĩ Vật lý Đại học Tohoku Nguyễn Tuấn Hưng tới Nhật Bản du học. Vượt qua những khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản, anh tiếp tục mang trong mình sự hiếu kì bất tận với vật lý lượng tử và nhìn rõ con đường của mình trong sự nghiệp nghiên cứu. Với mong muốn góp phần giúp mối quan hệ Việt – Nhật ngày một khăng khít, anh vẫn từng ngày truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho người Việt ở cả Nhật Bản và Việt Nam.

Không từ bỏ giấc mơ du học Nhật Bản

“Bảy lần vấp ngã, tám lần đứng dậy”

Năm 2010, khi vẫn còn là sinh viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, anh Hưng gặp thất bại khi tham gia Cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á – Thái Bình Dương ABU. Không ai ngờ thất bại đó lại mở ra tương lai hoàn toàn mới cho anh.

“Khi thua cuộc tại cuộc thi, tôi đã rất buồn. Lúc này, tôi tham gia dự án mô phỏng vật liệu của một giảng viên người Việt vừa trở về từ Đại học Kyoto và được thầy khuyến khích đi Nhật du học. Tôi quan tấm tới nghiên cứu vật liệu và đã đăng ký học bổng Hitachi và AUN/SEED-Net nhưng đều bị đánh trượt.”

Nghĩ rằng cái duyên của mình với nước Nhật đã hết, không thể tiếp tục làm nghiên cứu, sau tốt nghiệp anh Hưng vào Nha Trang làm việc trong ngành xây dựng. Khi buồn chán, anh nhớ tới cuốn sách yêu thích của mình có tên “Tính chất vật lý của ống nano cacbon” (Tên tiếng Anh: Physical Properties of Carbon Nanotubes) và viết mail gửi cho giảng viên Đại học Tohoku – Giáo sư Saito Riichiro.

“Được thầy động viên, tôi đăng kí Học bổng Chính phủ Nhật Bản (MEXT) nhưng lại thất bại. Không bỏ cuộc, tôi đăng kí học bổng dành cho sinh viên Đại học Tohoku “MD Program”. Điều kiện tiên quyết là phải nhập học Đại học Tohoku, dự đoán 80% mình sẽ đỗ, dù không có tiền tôi vẫn quyết định tới Nhật Bản”

Không từ bỏ mơ ước, đạt học bổng vào lần thứ 4 thử thách, anh Hưng đã hiện thực hóa giấc mơ du học Nhật Bản để theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu.

Vượt qua sự khác việt giữa Việt Nam và Nhật Bản

Đạt được cơ hội nghiên cứu vật lý tại viện đại học nổi tiếng

Nhiều khó khăn đã đợi sẵn anh Hưng trên con đường làm nghiên cứu ở Nhật Bản

“Khi mới tới Nhật, tôi đã rất vất vả khi ngày ngày phải vượt qua con đường đồi dài 7km mà không đủ quần áo ấm trong mùa đông lạnh khắc nghiệt của Nhật Bản. Ngoài ra, tôi cũng chưa quen với cách làm việc của người Nhật. Có lần, tôi tham dự một cuộc thảo thuận ở viện nghiên cứu khác mà không báo trước với thầy hướng dẫn tại viện nghiên cứu trong trường đại học mà tôi đang làm việc. Tôi đã nhận được những lời nhắc nhở từ thầy. Rất hối hận, tôi viết một mail dài xin lỗi thầy.”

Ngày ngày, dù phải đối mặt với rất nhiều khác biệt, anh Hưng vẫn tin rằng lựa chọn con đường làm nghiên cứu tại Nhật Bản của mình là quyết định chính xác.

“Vật lý, đặc biệt là vật liệu lượng tử có sức hấp dẫn mạnh mẽ với tôi. Tôi cực kì quan tâm tới các kiến thức vật lý mà mình không thể tìm thấy thông tin trên internet. Khi mới tiếp xúc với kiến thức đó lần đầu, với tôi, nó như một sợi chỉ ngắn. Càng nghiên cứu sâu thì sợ chỉ ấy càng dài thêm, dẫn lối và kết nối tôi tới với những kiến thức vô cùng thú vị.”

Anh Hưng từng thực tập tại bộ phận R&D của Công ty xe hơi Nhật Bản, hiện nay anh đang là giảng viên thỉnh giảng của Viện Công nghệ Massachusetts tại Mỹ.

Kì vọng cải thiện hình ảnh
của người Việt tại Nhật Bản
  

Anh Hưng từng tham gia Cộng đồng trí thức người Việt tại Nhật Bản. Qua nhiều sự kiện giao lưu và các trang mạng xã hội cá nhân, anh tích cực chia sẻ kiến thức học thuật học được tại Nhật Bản cũng như kinh nghiệm xin học bổng của mình cho các bạn trẻ Việt Nam. Đồng thời, anh cũng luôn trăn trở về hình ảnh của người Việt tại Nhật Bản.

“Ngày càng đông người Việt sinh sống tại Nhật Bản. Những tệ nạn như trộm cắp phần nào làm xấu đi hình ảnh của người Việt tại Nhật. Tôi muốn cải thiện hình ảnh người Việt tại Nhật thông qua nguồn nhân lực Việt Nam chất lượng cao và các sự kiện giới thiệu văn hóa Việt Nam ở Nhật. Nhật là nước hạn chế tài nguyên thiên nhiên và có xã hội già hóa cao. Bởi vậy, một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên và có nguồn lao động trẻ như Việt Nam đóng vai trò quan trọng với Nhật Bản. Tôi mong rằng hai nước có thể trao đổi triệt để các thế mạnh của nhau và chúc cho mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển.”

 Năm 2014, anh tham gia Chương trình đào tạo lãnh đạo kỹ thuật và khoa học vật liệu đa chiều (Multi-dimensional Materials
Science Leaders) của Đại học Tohoku. Năm 2017, anh nhận Giải thưởng của Hiệp hội khoa học Aoba.
Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Vật lý tại Đại học Tohoku vào năm 2019, anh trở thành Trợ lý giáo sư tại The Frontier Research
Institute for Interdisciplinary Sciences của Đại học Tohoku. Hiện tại, anh chủ yếu nghiên cứu về vật liệu rắn trong vai trò
Giảng viên thỉnh giảng của Viện Công nghệ Massachusetts.

Các Bài Phỏng Vấn Mới

Hamada Eriko

Hamada Eriko

Họa sĩ

Read more >
Lê Lan Ngọc

Lê Lan Ngọc

Phát thanh viên/Biên tập viên chương trình tiếng Nhật kênh VTV4

Read more >
Gocchi

Gocchi

Blogger, quản lý trang blog “Vietnam Real Guide”

Read more >